KRONOPOL

SÀN GỖ BA LAN

BẢO HÀNH CẢ NGẬP NƯỚC

Đánh giá ưu và nhược điểm của sàn gỗ công nghiệp

Thị trường sàn gỗ công nghiệp tại Việt Nam ngày càng phát triển nhanh chóng. Nếu trước đây, các loại ván sàn gỗ tự nhiên được nhiều người ưa chuộng thì ngày nay xu hướng đó đã dịch chuyển sang các dòng sản phẩm ván sàn gỗ công nghiệp với những ưu điểm vượt trội
icon

Thị trường sàn gỗ công nghiệp tại Việt Nam ngày càng phát triển nhanh chóng. Nếu trước đây, các loại ván sàn gỗ tự nhiên được nhiều người ưa chuộng thì ngày nay xu hướng đó đã dịch chuyển sang các dòng sản phẩm ván sàn gỗ công nghiệp với những ưu điểm vượt trội như thiết kế đa dạng, độ bền cao, giá cả hợp lý.

Tuy vậy, dòng sản phẩm này cũng tồn tại một số nhược điểm chung như độ chịu  nước, cốt gỗ… Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể ưu và nhược điểm của sàn gỗ công nghiệp trong bài viết dưới đây.

cấu tạo sàn gỗ công nghiệp

Khái niệm và cấu tạo sàn gỗ công nghiệp

Một cách dễ hiểu, sàn gỗ công nghiệp là một sản phẩm làm từ ván sợi với chất liệu gỗ công nghiệp ( nguyên liệu gồm 85% bột gỗ tự nhiên, còn lại là keo dính và các chất phụ gia), gồm nhiều lớp được ép dưới nhiệt độ và áp suất cực cao.

Cấu tạo chính của sàn gỗ công nghiệp gồm 4 lớp.

Bề mặt là lớp giấy vân trang trí với các vân gỗ được thiết kế sẵn, kết hợp với lớp chống xước được làm bằng vật liệu đặc biệt trong suốt melamine resins.

Lớp lõi chính làm bằng ván sợi bằng gỗ công nghiệp MDF (Medium Density Fibreboard) hoặc HDF (High Density Fibreboard).

Chất lượng của sàn gỗ công nghiệp phụ thuộc vào lớp lõi, đa số hiện nay đều sử dụng HDF (cốt gỗ mật độ cao), tỷ lệ các chất phụ gia trong lớp lõi này cũng quyết định độ “sạch” của sàn.

Lớp cuối cùng là lớp đế làm từ vật liệu tổng hợp, ngăn chặn sự thẩm thấu của hơi nước từ nền cũng như ổn định bề mặt dưới của sàn gỗ.

ưu điểm của sàn gỗ công nghiệp

Ưu điểm sàn gỗ công nghiệp

Giá thành hợp lý

Sàn gỗ công nghiệp được làm từ bột gỗ tự nhiên và các chất phụ gia nên giá thành thường rẻ hơn sàn gỗ tự nhiên (gỗ nguyên tấm).

Thị trường sàn gỗ Việt Nam hiện nay chia làm các phân khúc: Sàn gỗ công nghiệp cao cấp được nhập từ các nước Châu Âu như Ba Lan, Áo, Đức…

Mức giá của dòng sản phẩm này khá cao, tuy nhiên chất lượng, nguồn gốc được đảm bảo từ những tổ chức uy tín. Phân khúc thứ 2 là dòng sàn gỗ Malaysia, Thái, Trung Quốc…

Với đặc tính chịu nước vượt trội nhưng về chất lượng gỗ thì chưa được đảm bảo chứng thực. Cuối cùng là Sàn gỗ sản xuất trong nước bởi các nhà máy Việt Nam thường đặt tại các tỉnh phía Bắc như Hòa Bình, Bắc Ninh, Hà Nội…

Dòng sàn gỗ này khá rẻ, nhưng chất lượng và tính thẩm mỹ hiện chưa thể sánh bằng các loại sàn gỗ nhập khẩu.

Xem thêm về các dòng sản phẩm Kronopol TẠI ĐÂY!
 sàn gỗ công nghiệp lắp đặt dễ dàng

Vẻ đẹp tự nhiên, chân thực

Với công nghệ ngày càng phát triển, sàn gỗ công nghiệp cũng trở lên hoàn hảo từ hình thức cho tới chất lượng. Loại vân gỗ thường được sử dụng là sồi (Oak) hoặc óc chó (Walnut).

Các gam màu vô cùng đa dạng như ghi, xám, trầm, vàng… tạo cảm hứng cho các nhà thiết kế, thi công nội thất.

Cấu tạo bề mặt cũng là yếu tố đóng vai trò quyết định  tạo nên tính thẩm mỹ của sản phẩm. Có ba loại bề mặt chính: Bề mặt sần, bề mặt mịn (không bóng) và bề mặt bóng.

Bề mặt bóng nhìn khá sang trọng khi phối hợp với nội thất cổ điển nhưng lại rất nhanh xuống màu, hơn nữa còn dễ gây trơn trượt, gây nguy hiểm cho các gia đình khi có người già và trẻ nhỏ.

Bề mặt bóng chủ yếu được sử dụng nhiều trong khoảng 10 năm trước, đến nay đã được thay thế bởi bề mặt sần và mịn.

nhà máy sàn gỗ công nghiệp Kronopol

Các loại vân gỗ sàn gỗ công nghiệp Châu Âu

Hiện nay, bề mặt sần đang được sử dụng nhiều bởi ưu thế chống trơn trượt, giảm tình trạng sàn “đổ mồ hôi” thường thấy trên gạch đá hoa trong những tháng trời nồm ở miền Bắc Việt Nam.

Có khá nhiều loại mặt sần khác nhau: 3D, CP, WA, WS, WG, AV, SN, HB. Đặc biệt bề mặt 3D với tạo hình vân gỗ nổi, tạo cảm giác “thật” khi bước đi trên sàn.

Sàn gỗ công nghiệp được sản xuất theo một quy trình chuẩn nên có tính đồng nhất giữa các lô hàng, khác với sàn gỗ tự nhiên được sản xuất theo các lô khác nhau, một khi sàn bị hỏng sẽ rất khó để tìm một tấm tương tự để thay thế.

Thời gian thi công nhanh chóng

Sàn gỗ công nghiệp có cấu trúc hèm khóa rất dễ dàng cho việc lắp đặt, thậm chỉ có thể ghép các tấm gỗ chỉ bằng tay không.

Việc thi công chủ yếu mất thời gian ở các khâu cắt gỗ, đóng phào, nẹp… Một công trình có diện tích 100m2 chỉ mất khoảng 1.5 ngày để hoàn công.

Chính sự thuận tiện này nên các đơn vị bán sàn gỗ thường miễn phí luôn khâu vận chuyển, lắp đặt. Chỉ cần dọn dẹp, vệ sinh lại sàn là bạn có thể sử dụng được ngay.

Độ chống trầy xước, chống mài mòn cao

Sàn gỗ công nghiệp có lớp chống xước được làm bằng vật liệu đặc biệt trong suốt laminate (chính vì vậy sàn gỗ công nghiệp còn hay được gọi là sàn gỗ lamilate).

Lớp chống xước này nằm trên cùng, có tác dụng ổn định lớp bề mặt sàn gỗ, tạo nên sự vững chắc giúp sàn chống xước, chống va đập, chống phai màu và sự xâm nhập của các vi khuẩn, mối mọt cũng như chống lại các tác dụng của hoá chất lên bề mặt sàn.

Đây cũng chính là lớp tạo nên độ chống mài mòn cho sàn gỗ công nghiệP. Các dòng sàn gỗ công nghiệp trên thị trường hiện nay thường có độ chống trầy xước AC4 và AC5 hoàn toàn thích hợp cho mọi hạng mục công trình kiến trúc từ nhà ở đến các khu vực thương mại, công cộng. 

Chống co ngót, cong vênh

Sàn gỗ công nghiệp làm từ ván gỗ ép mật độ cao HDF, có độ cứng cao nên khả năng chịu ẩm rất tốt, chống cong vênh so với gỗ tự nhiên. Thêm vào đó, trong quá trình sản xuất HDF đã được sấy khô và thêm các phụ gia nhằm chống mối mọt nên cũng hạn chế được nhược điểm này so với sàn gỗ tự nhiên.

Nhược điểm của sàn gỗ công nghiệp

Hàm lượng chất Formaldehyde trong cốt gỗ

Formaldehyde có trong thành phần keo dính được sử dụng để gắn kết bột gỗ, bột nhựa cùng các nguyên liệu khác để tạo hình cố định tấm gỗ công nghiệp.

Đây là một trong những chất có khả năng gây ung thư, gây tác hại  đến da và hệ thống hô hấp.

Tuy nhiên, với các thương hiệu sàn gỗ Châu Âu cao cấp người dùng có thể hoàn toàn yên tâm về sự an toàn của sản phẩm.

Với hơn 80% là bột gỗ tự nhiên cùng với các chất phụ gia đã tạo nên lớp cốt gỗ HDF cứng, độ bền cao và đặc biệt hàm lượng khí thải Formaldehyde gần như bằng 0 tuyệt đối an toàn cho sức khỏe người sử dụng và thân thiện với môi trường.

Tại Châu Âu, E1 (quy định lượng Formaldehyde là 0.005%) là tiêu chuẩn đặt ra cho các sản phẩm sàn gỗ công nghiệp, được kiểm định theo một quy trình khắt khe, nghiêm ngặt trước khi đến tay người dùng.

Độ chịu nước

Với đặc thù khí hậu nóng ẩm tại Việt Nam, cùng những tháng trời nồm, mưa phùn ẩm ướt đặc trưng  của miền bắc thì độ chịu nước của sàn gỗ là rất quan trọng.

Sàn gỗ công nghiệp được cấu thành từ các lớp liên kết ép dưới nhiệt độ cao, khi gặp nước sẽ có khả năng bị phá hủy các liên kết, gây trương nở, nứt vỡ.

Đánh giá ưu và nhược điểm của sàn gỗ công nghiệp

Trước đây dòng sàn gỗ Malaysia nổi tiếng với khả năng chịu nước nhưng hiện tại, dòng sàn gỗ công nghiệp Châu Âu đã thay đổi để khắc phục nhược điểm này.

Sự khác biệt sàn gỗ Châu Âu 2022

Sự thay đổi vượt bậc đến từ hai yếu tố: cốt gỗ HDF và hèm khóa:

  • Cốt gỗ HDF chịu nước được sản xuất với công nghệ tiên tiến, mật độ cao trên 900 kg/m3.
  • Hèm khóa là bộ phận quan trọng nhất liên kết chặt chẽ các tấm gỗ với nhau. Một số loại hèm khóa thông minh có thể ngăn nước lọt vào cốt gỗ trong 24h.

Một số thương hiệu sàn gỗ Châu Âu chịu nước tốt tại Việt Nam như Kronopol (dòng sản phẩm Kronopol Aqua Zero), Kaindl (phiên bản Kaindl Aqua Pro) có khả năng kháng nước trong thời gian dài (khoảng 1 ngày) và có tỷ lệ phục hồi lại trạng thái ban đầu khi được lau khô.

Kết

Tồng quan lại, sàn gỗ công nghiệp có những ưu, nhược điểm riêng và còn phụ thuộc rất nhiều vào xuất xứ, phân khúc của từng loại.

Các loại sàn gỗ cao cấp thường được nhập khẩu từ Châu Âu với các đặc tính vượt trội như cốt gỗ sạch, tính thẩm mỹ cao, độ bền lên đến 30 năm và đặc biệt một số dòng sản phẩm còn có khả năng chịu nước như Kronopol, Kaindl.

Bản quyền bài viết thuộc về Sàn gỗ Kronopol

Danh Mục

icon
Chỉnh sửa danh mục Video
Chỉnh sửa bài viết