Thi Công Sàn Gỗ Sân Khấu Trong Nhà Và Ngoài Trời
Sàn gỗ là vật liệu lát sàn mang đến cho không gian sân khấu sự sang trọng, lịch sự. Sử dụng sàn gỗ còn mang đến sự an toàn cho người sử dụng. Do đó vật liệu này được nhiều chủ đầu tư lựa chọn. Để mang đến không gian nội thất hoàn hảo nhất chúng ta cần quan tâm đến quá trình lựa chọn, thi công sàn gỗ sân khấu trong nhà và ngoài trời.
Ngoài việc lựa chọn loại sàn gỗ dành cho sân khấu phù hợp thì việc thi công sàn gỗ trong nhà và sàn gỗ ngoài trời không giống nhau và hoàn toàn không đơn giản. Chúng tôi hy vọng những kinh nghiệm dưới đây có ích cho các bạn đang có nhu cầu.
Sàn gỗ sân khấu trong nhà
Ưu điểm khi sử dụng sàn gỗ lót sân khấu
Sân khấu là địa điểm thường xuyên được sử dụng với mật độ đi lại lớn. Do vậy vật liệu lót sàn cần chọn loại có độ bền, chống trầy xước cao. Bên cạnh đó sàn cần phải có độ chống trơn trượt để đảm bảo an toàn cho quá trình trình diễn.
Sàn gỗ sân khấu là một trong những loại vật liệu lót sàn hàng đầu vì nó mang lại rất nhiều ưu điểm:
Độ bền cao
Trước đây sàn gạch men, hay sàn đá công nghiệp, sàn đá tự nhiên được coi là những vật liệu lót sàn tốt nhất có độ bền cao nhất. Tuy nhiên hiện nay sàn gỗ cao cấp là vật liệu đảm bảo độ bền sử dụng lên đến 30 năm. Đây chính là một con số vô cùng ấn tượng.
Sàn gỗ cao cấp được sản xuất trên dây chuyền hiện đại mang nhiều tính năng ưu việt. Những dòng sàn gỗ nhập khẩu châu Âu đảm bảo khả năng chịu nước lên đến 24 giờ. Độ chống trầy xước AC5 khiến sàn gỗ luôn bóng đẹp sau thời gian dài sử dụng.
Ngoài ra một số tính năng như chống côn trùng phá hoại, chống cháy… cũng là những đặc điểm ưu thế cạnh tranh độ bền các vật liệu lót sàn truyền thống.
Màu sắc, mẫu mã đa dạng
Sàn gỗ sân khấu trong nhà được thiết kế với nhiều phong cách nội thất khác nhau. Các hãng sản xuất thường quan tâm đến việc đa dạng hóa màu sắc, kiểu vân gỗ đảm bảo độ chân thật tự nhiên nhất. Vì vậy chủ đầu tư hoàn toàn có thể dễ dàng lựa chọn mẫu mã phù hợp với yêu cầu của công trình.
Thi công nhanh chóng
Các loại sàn gỗ sân khấu trong nhà được thiết kế hệ thống hèm khóa thông minh. Nhờ hệ thống này khiến quá trình thi công trở nên dễ dàng và nhanh chóng. Bên cạnh đó thuận tiện bóc tách khi thay thế, di chuyển hay sửa chữa.
Khuyết điểm
Hiện nay phổ biến sử dụng 2 loại sàn gỗ dành cho sân khấu trong nhà là sàn gỗ tự nhiên và sàn gỗ công nghiệp. Tuy nhiên nếu sử dụng sàn gỗ tự nhiên thì chi phí tương đối cao. Chọn lựa này không phù hợp với những sân khấu vừa và nhỏ.
Thay vào đó bạn hoàn toàn chọn sàn gỗ công nghiệp cao cấp để thay thế. Vật liệu lót sàn này sẽ mang đến không gian sang trọng không kém gì gỗ tự nhiên nhưng giá thành tốt hơn nhiều. Do đó các chủ đầu tư hoàn toàn có thể cân nhắc trước khi quyết định sử dụng.
Sàn gỗ dành cho sân khấu ngoài trời
Loại sàn gỗ phù hợp dành cho sân khấu ngoài trời
Sân khấu ngoài trời thường được dựng lên từ khung kim loại, trụ bê tông và ốp gỗ nhựa ngoài trời nhằm đảm bảo độ bền và giá trị thẩm mỹ. Loại sàn gỗ phù hợp dành cho sân khấu này là sàn gỗ nhựa.
Tại sao sàn gỗ nhựa lại được lựa chọn? Chúng ta cùng phần tích ưu, nhược điểm của sản phẩm nhé.
Ưu điểm và khuyết điểm khi sử dụng sàn gỗ
Ưu điểm
Sàn gỗ ngoài trời được lựa chọn đúng loại và phù hợp sẽ mang đến nhiều ưu điểm:
– Màu sắc mẫu mã đang dạng, nổi bật phù hợp với thiết kế sân khấu.
– An toàn sử dụng cho các hoạt động biểu diễn hay hoạt náo trên sân khấu.
– Chống trầy xước, chịu lực tốt, không bị mối mọt.
– Dễ dàng vệ sinh, thuận tiện cho quá trình bảo dưỡng.
– Độ bền cao với sự thay đổi của thời tiết, không bị cong vênh, co ngót, biến dạng hay bong tróc.
– Dễ dàng thi công sàn gỗ sân khấu ngoài trời cho sân khấu từ nhỏ đến lớn.
Nhược điểm
Đối với sản phẩm sàn gỗ nhựa sử dụng lát sân khấu ngoài trời có một nhược điểm khó khắc phục. Vì sản phẩm được sản xuất từ nhựa giả gỗ tự nhiên nên độ sắc nét không được cao. Chính vì vậy giá trị thẩm mỹ không thể so sánh với sàn gỗ tự nhiên hay sàn gỗ công nghiệp được.
Cách thức thi công sàn gỗ cho sân khấu
Để thi công sàn gỗ cho sân khấu đạt hiệu quả cao chúng ta cần chú ý đến các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị
– Kiểm tra mặt sàn: Cần đảm bảo mặt sàn khô ráo, bằng phẳng để đảm bảo cho việc thi công được nhanh chóng và thuận lợi, đúng yêu cầu kỹ thuật.
– Chuẩn bị công cụ, dụng cụ: chuẩn bị đầy đủ các công cụ, dụng cụ để quá trình thi công nhanh chóng, đúng tiến độ.
– Chuẩn bị nguyên vật liệu: vật liệu lát sàn cần được vận chuyển đến hiện trường trước ngày thi công. Sau đó cần kiểm tra số lượng, chất lượng sản phẩm.
- Bước 2: Trải lót sàn
Đối với các loại sàn gỗ có lớp lót chúng ta cần tiến hành trải lót sàn trước. Cần chú ý liên kết các mảnh lót với nhau bằng băng dính để đảm bảo quá trình ti công tiếp theo lớp lót không bị xô lệch.
- Bước 3: Thi công sàn gỗ
Căn cứ vào yêu cầu thiết kế, loại sàn gỗ cần chọn lựa phương pháp thi công thích hợp, tiết kiệm vật liệu mà vẫn đảm bảo giá trị thẩm mỹ. Trong quá trình thi công cần đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và tính hợp lý.
Việc xử lý đối với các góc, cạnh của sàn phụ thuộc vào tay nghề của người thợ. Trong khi thi công cũng cần thường xuyên kiểm tra lại những vị trí đã thực hiện để tránh việc để lại khe hở từ đó đảm bảo độ chắc chắn.
Trước khi kết thúc quá trình thi công cần kiểm tra tổng thể và xử lý các lỗi có thể gặp phải trong khi lát sàn. Cuối cùng thu dọn, vệ sinh mặt sàn, thu cất dụng cụ đầy đủ.
Thi công sàn gỗ sân khấu trong nhà và ngoài trời có nhiều điểm khác biệt so với những mặt sàn khác. Do vậy người thực hiện và người giám sát cần thực hiện công việc một cách nghiêm túc. Chúng tôi hy vọng những thông tin trên đây sẽ có ích cho các bạn đang quan tâm đến lĩnh vực này.