KRONOPOL

SÀN GỖ BA LAN

BẢO HÀNH CẢ NGẬP NƯỚC

Sàn Gỗ Công Nghiệp, Sàn Gỗ Tự Nhiên Và Engineered

Sàn gỗ nói chung được chia thành 3 loại chính: sàn gỗ công nghiệp, sàn gỗ tự nhiên và Engineered, mỗi loại đều có những ưu nhược điểm riêng như sau. Sàn gỗ công nghiệp Trong nhiều năm trở lại đây sàn gỗ công nghiệp hay còn gọi là sàn gỗ laminate đã trở thành vật liệu
icon

Sàn gỗ nói chung được chia thành 3 loại chính: sàn gỗ công nghiệp, sàn gỗ tự nhiên Engineered, mỗi loại đều có những ưu nhược điểm riêng như sau.

Sàn gỗ công nghiệp

Trong nhiều năm trở lại đây sàn gỗ công nghiệp hay còn gọi là sàn gỗ laminate đã trở thành vật liệu lát sàn phổ biến tại Việt Nam. Không chỉ cho các căn hộ nhà ở mà còn nhiều công trình khác như nhà hàng, khách sạn, văn phòng hay các tổ hợp thương mại…Bởi những đặc tính ưu việt và mức giá hợp lí, trở thành vật liệu thay thế cho nguồn gỗ tự nhiên đang ngày càng ít dần.

Sàn gỗ công nghiệp

Đặc điểm của sàn gỗ công nghiệp

Sàn gỗ công nghiệp là một sản phẩm làm từ ván sợi bằng gỗ công nghiệp, được cấu tạo từ nhiều lớp với các chức năng khác nhau.

Bề mặt của sàn gỗ công nghiệp là lớp giấy vân trang trí với các vân gỗ được thiết kế sẵn, kết hợp với lớp chống xước được làm bằng vật liệu đặc biệt trong suốt melamine resins (hay còn gọi là lớp melamin).

Lớp lõi chính làm bằng ván sợi bằng gỗ công nghiệp, với tỷ trọng cao thường là HDF (High Density Fibreboard). Và lớp cuối cùng là lớp đế cân bằng làm từ vật liệu tổng hợp.

Đặc điểm của sàn gỗ công nghiệp

Tất cả được ép dưới nhiệt độ và áp suất cực cao tạo nên sản phẩm với tên gọi “sàn gỗ laminate”. Sàn gỗ laminate được lắp đặt tương tự như sàn gỗ tự nhiên. Bằng cách ghép nhưng tấm nhỏ lại với nhau, nhưng lại đơn giản và thuận tiện hơn rất nhiều. Người sử dụng cũng có thể tự lắp đặt bởi hệ thống “hèm khóa” liên kết giữa các tấm.

Ưu điểm của sàn gỗ công nghiệp

Sàn gỗ công nghiệp sẽ có các ưu điểm vượt trội như: khả năng chịu nước tốt, chống trầy xước, chống cong vênh, co ngót, giá thành phù hợp, màu sắc thiết kế đa dạng, dễ dàng thi công lắp đặt, dễ dàng bảo quản và vệ sinh trong quá trình sử dụng…

Xem thêm: Top Lits Các Loại Sàn Gỗ Công Nghiệp Nhập Khẩu Châu Âu Chất Lượng

Màu sắc thiết kế đa dạng, phong phú

Sàn gỗ công nghiệp có lớp bề mặt là lớp giấy tạo vân gỗ trang trí, do đó nhà sản xuất có thể thiết kế hàng trăm kiểu vân gỗ với màu sắc và mẫu mã khác nhau.

Ngoài các thiết kế vân gỗ giống với gỗ tự nhiên và màu sắc nguyên bản của gỗ (gỗ óc chó, gỗ sồi, gỗ tếch…), nhà sản xuất còn có thể tạo ra các loại vân gỗ hiện đại bằng sự pha trộn và kết hợp nhiều màu sắc khác nhau, tạo nên các gam màu mới lạ và độc đáo theo xu hướng thiết kế mới.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều mẫu mã với các tông màu chính như: màu óc chó, chiu liu, sồi trắng, sồi vàng, màu đỏ, xám, nâu, đen… và cho ra hàng trăm thiết kế vân gỗ khác nhau.

Dù bạn yêu thích phong cách cổ điển hay hiện đại, bạn hoàn toàn có thể chọn được một màu sàn gỗ công nghiệp như ý muốn.

Màu sắc sàn gỗ tự nhiên

Độ chống trầy xước, chống mài mòn cao

Sàn gỗ công nghiệp có lớp chống xước được làm bằng Melamine resins tổng hợp (còn gọi là lớp laminate).

Lớp chống xước này có tác dụng ổn định lớp bề mặt sàn gỗ, tạo nên sự vững chắc giúp sàn chống xước, chống va đập, chống phai màu và sự xâm nhập của các vi khuẩn, cũng như chống lại các tác động của hoá chất lên bề mặt sàn.

Đây cũng chính là lớp tạo nên độ chống mài mòn cho sản phẩm. Các dòng sàn gỗ công nghiệp trên thị trường hiện nay thường có độ chống trầy xước AC4AC5, hoàn toàn thích hợp cho mọi hạng mục công trình kiến trúc từ nhà ở đến các khu vực thương mại, công cộng.

Ưu điểm của sàn gỗ công nghiệp

Không co ngót, cong vênh

Sàn gỗ công nghiệp làm từ ván gỗ ép mật độ cao HDF, có độ cứng cao nên khả năng chịu ẩm rất tốt, ít bị cong vênh hơn khi so với gỗ tự nhiên.

Khả năng chịu ẩm, chịu nước cao

Hiện nay, các dòng sàn gỗ công nghiệp cao cấp của Châu Âu và Malaysia sử dụng cốt gỗ HDF mật độ cao (trên 930kg/m3), với công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại đã cho ra đời sản phẩm sàn gỗ có khả năng chịu nước rất tốt, hoàn toàn phù hợp với khí hậu nóng ẩm mưa nhiều như Việt Nam.

Ngoài cốt gỗ chất lượng, hệ thống hèm khóa liên kết giữa các tấm gỗ cũng là yếu tố quan trọng giúp  sản phẩm chống nước.

Một số hèm khóa tiên tiến có khả năng ngăn nước từ bề mặt ngấm vào trong sàn gỗ lên đến 24 giờ. Điển hình cho dòng sản phẩm sàn gỗ siêu chịu nước Châu Âu thì phải kể đến: sàn gỗ Kronopol (sản xuất tại Ba Lan), sàn gỗ Kaindl (sản xuất tại Áo), sàn gỗ Quickstep (sản xuất tại Bỉ – chịu nước bề mặt). Ngoài ra, một số sàn gỗ Malaysia cao cấp khác như Inovar, Robia cũng có khả năng chịu nước khá tốt.

Dễ dàng lắp đặt, vệ sinh trong quá trình sử dụng

Sàn gỗ công nghiệp sử dụng hệ thống “hèm khóa” vô cùng thông minh, với các rãnh và lẫy được thiết kế sẵn để ghép các tấm lại vừa khít với nhau mà không cần dùng thêm bất cứ dụng cụ nào khác như đinh hay keo dán, người sử dụng cũng có thể hoàn toàn tự lắp đặt tại nhà.

Hệ thống khóa của sàn gỗ công nghiệp tuy đơn giản nhưng lại rất chắc chắn, đảm bảo liên kết giữa các tấm sàn gỗ. Như đã đề cập ở trên, một số dòng sản phẩm sàn gỗ công nghiệp cao cấp của Châu Âu còn có khả năng chống thấm nước bề mặt trong nhiều giờ. Sàn gỗ công nghiệp còn dễ dàng vệ sinh và bảo quản trong quá trình sử dụng.

Hằng ngày bạn chỉ cần vệ sinh bằng nước hoặc các dung dịch vệ sinh chuyên dùng, không cần đánh lại sơn vec-ni sau 2-3 năm sử dụng như sàn gỗ tự nhiên.

Bền màu theo thời gian

Các loại sàn gỗ công nghiệp cao cấp thường rất bền màu dưới ánh sáng và hóa chất, không bị bay màu theo thời gian lên đến 20-30 năm.

Giá cả hợp lí

Sàn gỗ công nghiệp hiện nay có rất nhiều mức giá, phù hợp với tất cả đối tượng sử dụng. Sàn gỗ giá rẻ dao động từ 200.000-300.000đ/m2, sàn gỗ trung cấp khoảng 300.000-400.000, sàn gỗ cao cấp thường từ 500.000đ trở lên cho đến hơn 1 triệu đồng.

Nếu so với giá thành của sàn gỗ tự nhiên (khoảng từ 1.5 triệu đồng đến hơn 3 triệu đồng/m2) thì chắc chắc chắn sàn gỗ công nghiệp có giá thành cạnh tranh hơn rất nhiều. Đương nhiên giá cả sẽ tùy thuộc vào các yếu tố chất lượng sản phẩm, độ dày, nguồn gốc xuất xứ…

Nhược điểm của sàn gỗ công nghiệp

Không kể những dòng sản phẩm sàn gỗ công nghiệp cao cấp, thì hầu hết sàn gỗ công nghiệp giá rẻ sẽ có những nhược điểm là:Màu sắc dễ bị bay màu theo thời gian, xuống tông, cũ nhanh.

Một số sản phẩm thông thường, ở mức giá rẻ sẽ có mật độ chống nước khá kém. Vì vậy, khách hàng nên tham khảo các đánh giá thông qua internet, những video thử nghiệm trực tiếp, hoặc qua nhận xét của khách hàng đã sử dụng,… từ đó lựa chọn cho mình loại sàn gỗ có chất lượng tốt.

Ngoài ra, các loại sàn gỗ công nghiệp phổ thông còn có độ bền khá thấp, chỉ sử dụng được một vài năm đã xuống cấp, hư hỏng. Do đó, để hạn chế những nhược điểm này, khách hàng nên tìm hiểu thật ký sản phẩm trước khi quyết định lựa chọn.

Sàn gỗ tự nhiên

Sàn gỗ tự nhiên là sàn gỗ được con người khai thác từ gỗ thiên nhiên và qua quá trình gia công, ngâm tẩm và sấy ở nhiệt độ thích hợp, loại bỏ nước tự do và nước thấm trong gỗ để thành tấm ván hoàn chỉnh, có tính thẩm mỹ dùng để lát sàn.

Sàn gỗ tự nhiên

Sàn gỗ tự nhiên được sử dụng để lát sàn nhà, các công trình ngoài trời, ốp tường,…Gỗ dùng để làm sàn gỗ tự nhiên là những loại gỗ quý có bề mặt cứng, chịu lực tốt , chống ma sát , mài mòn cao như gỗ gõ, gỗ cẩm lai, đinh hương , giáng hương…

Gỗ tự nhiên – đẹp và đẳng cấp

Không có gì phải bàn cãi về ưu điểm hàng đầu của sàn gỗ tự nhiên đó là sự sang trọng, vẻ đẹp tự nhiên và sự lôi cuốn.

Sàn gỗ tự nhiên sẽ khiến cho ngôi nhà của bạn trở nên sang trọng và đẳng cấp hơn các loại sàn gỗ khác. Một số mẫu sàn gỗ tự nhiên như Giáng Hương hay Gõ Đỏ còn mang đến tài lộc cho gia chủ, đặc biệt là gia chủ mệnh Kim hay Hỏa.

Sàn gỗ tự nhiên thường được làm từ những loại gỗ quý thuộc nhóm 1, mà thông thường những loại gỗ này khi dùng càng lâu gỗ sẽ càng lên màu đẹp. Như sàn gỗ Giáng Hương hay sàn gỗ Căm Xe, khi mới mua về gỗ thường có màu vàng đỏ nhưng qua khoảng vài năm gỗ càng sẫm màu bóng và mịn hơn, đi mát chân hơn.

Gỗ tự nhiên – đẹp và đẳng cấp

Sàn gỗ tự nhiên có tuổi thọ cao, thời gian sử dụng lâu

Gỗ tự nhiên có thời gian sử dụng lên đến hàng vài chục năm (trong trường hợp bạn bảo quản tốt, không để thấm nước, ngâm nước làm hư hỏng sàn).

Sàn gỗ tự nhiên thường có độ dày 15mm, dày hơn các loại sàn gỗ công nghiệp cao cấp 3mm (sàn công nghiệp cao cấp dày 12mm) nên khả năng chịu lực của chúng cao hơn, đó là chưa kể chúng được làm hoàn toàn từ gỗ đặc nguyên thanh.

Một số sàn gỗ như sàn Giáng Hương thường có mùi hương dịu nhẹ giúp xua đuổi côn trùng, muỗi cho ngôi nhà. Ngoài ra một số nhà sản xuất sử dụng đến 6-8 lớp sơn UV giúp khả năng chống trầy xước bụi bẩn được nâng cao.Khi so sánh với nhau, thì loại sàn tự nhiên cứng cáp và ít bị hư hại hơn.

Đặc biệt là khi vật nặng rơi xuống sàn, sàn gỗ công nghiệp có thể bị móp hoặc trầy xước nhưng sàn tự nhiên cứng hơn nên chịu lực tốt hơn.

Thân thiện với môi trường, không có độc tố

Sàn gỗ tự nhiên hoàn toàn không có độc tố gây hại cho con người cũng như đối với môi trường, thay vào đó sàn gỗ tự nhiên có khả năng tự điều hòa không khí, không thải chất độc hại ra môi trường, đồng thời có thể hấp thụ các chất khí độc do các vật dụng khác tiết ra, vì vậy có thể sử dụng sàn gỗ tự nhiên trong những không gian kín như phòng ngủ để điều hòa không khí trong phòng. Với khả năng tự điều hòa không khí, sàn gỗ tự nhiên luôn cho người sử dụng cảm giác thoải mái, dễ chịu khi tiếp xúc.

Nhược điểm của sàn gỗ tự nhiên

Dễ cong vênh, co ngót

Tính đàn hồi thấp nên sàn gỗ tự nhiên dễ bị cong vênh, dãn nở khi độ ẩm môi trường cao, ngược lại khi trời lạnh thì hay co ngót tạo các khe hở gây mất thẩm mỹ.

Bảo quản, vệ sinh phức tạp

Khi sử dụng sàn gỗ tự nhiên, bạn sẽ cần đánh bóng cho sàn mỗi 3 -4 năm một lần. Không chỉ riêng sàn gỗ tự nhiên, mà kể cả mặt bậc gỗ tự nhiên cũng dễ dàng gặp phải tình trạng này. Gỗ sẽ bị bay màu hoặc mòn do chịu ma sát thường xuyên.

Trong khi sàn gỗ công nghiệp cho phép người sử dụng các loại chất tẩy rửa gia dụng thông thường thì ngược lại, sàn gỗ tự nhiên sẽ bị hạn chế về vấn đề này.

Đặc biệt bạn không nên dùng khăn quá ướt để lau sàn, không để nước ứ đọng và nhỏ giọt trên sàn, điều này sẽ khiến sàn có thể bị nở, ẩm thấp sinh mối mọt.

Nhược điểm của sàn gỗ tự nhiên

Chống trầy xước không cao

Sàn gỗ tự nhiên không có lớp phủ chống xước như sàn gỗ công nghiệp, nên khả năng chống xước cũng không cao. Nếu như chịu ma sát nhiều, sàn sẽ bị trầy xước. Do đó, người sử dụng cần hết sức lưu ý.

Giá thành cao

Sàn gỗ tự nhiên có giá thành cao nhất trong các loại sàn gỗ hiện nay. Giá dao động từ 1.500.000 vnđ/m2 đến 4.000.000 vnđ/m2, thậm chí có thể cao hơn, tùy thuộc vào giống gỗ, độ tuổi của gỗ cũng như loại gỗ: gỗ loại 1, 2, 3

Thi công sàn gỗ tự nhiên rất phức tạp, mất nhiều thời gian và yêu cầu tay nghề thi công chuyên nghiệp. Quá trình thi công đòi hỏi phải bắn xương vào nền nhà, sau đó mới có thể lắp được sàn gỗ tự nhiên lên trên.

Sàn gỗ Engineered

Sàn gỗ Engineered hay tên gọi khác là sàn gỗ kỹ thuật – Là loại sàn gỗ được tạo thành bằng nhiều lớp gỗ tự nhiên mỏng ghép lại với nhau, có thể từ 5 đến 9 lớp. Lớp đầu tiên thông thường là các lớp gỗ mỏng, dày từ 2-5mm, tiếp theo là các lớp gỗ mềm, lớp đáy chống ẩm.

Lớp bề mặt có thể làm từ nguyên thanh gỗ hoặc ghép UNI hoặc FJL. Tùy thuộc vào nhu cầu, sở thích của gia chủ, hay phong cách ngôi nhà mà bề mặt có thể sơn phủ PU hoặc lau dầu. Do được thực hiện bằng gỗ tự nhiên, khá mỏng nên tránh được tình trạng gỗ co ngót, nứt nẻ, biến dạng của gỗ.

Lớp bề mặt thường được làm từ gỗ sồi, gỗ tần bì, gỗ, gỗ tếch…nên khi nhìn bằng mắt thường rất khó phân biệt được đâu là sàn gỗ Solid và đâu là sàn gỗ kỹ thuật.Lớp đáy của sàn gỗ kỹ thuật được cấu tạo từ nhiều lớp ván ép dưới áp suất cao tạo nên khối rắn chắc, thường được chế tạo từ các loại gỗ giá trị phổ thông như gỗ cao su, gỗ tràm bông vàng..

Sàn gỗ Engineered

Ưu điểm của sàn gỗ Engineered

Độ bền cao, ít bị mối mọt, cong vênh, co ngót, nứt rạn lúc với tác động của thời tiết.

Chống trầy xước tốt nhờ lớp sơn UV đa lớp chống xước

Tính thẩm mỹ cao do bề mặt là gỗ tự nhiên, có thể tạo bề mặt theo kiểu cổ điển hay hiện đại, mang lại cho căn nhà bạn vẻ sang trọng, đẳng cấp của sàn gỗ tự nhiên.

Hàm lượng formaldehyde rất thấp đảm bảo an toàn cho sức khoẻ của người tiêu dùng. Thân thiện với môi trường, do dùng hệ thống sơn UV Roller khép kín để hoàn thiện sản phẩm, hạn chế tối đa khả năng thoát ra ngoài của sơn làm tác động tới môi trường xung loanh quanh.

Không phai hay bạc màu dưới ánh sáng trực tiếp gay gắt của mặt trời. Sau 1 thời gian sử dụng, có thể sơn mới lại bề mặt làm cho sàn gỗ Engineered giữ được nét đẹp như ban đầu.

So với giá sàn gỗ tự nhiên thì sàn gỗ kĩ thuật có giá rẻ hơn nhiều. Ví dụ cũng một quy cách sàn gỗ sồi Engineer có giá 750.000đ/m2 thì sàn gỗ sồi solid lại có giá 1.000.000đ/m2.

Ưu điểm của sàn gỗ Engineered

Nhược điểm của sàn gỗ Engineered

Tuổi thọ ngắn. Tuổi thọ của sàn gỗ Engineered không dài như sàn gỗ công nghiệp. Nó có thể thích hợp để sử dụng từ vài năm đến 10 năm, nhưng với khoảng thời gian lâu hơn có thể bạn sẽ gặp một vài khó khăn với chúng.

Độ chịu lực kém hơn sàn gỗ tự nhiên solid, khả năng cải tạo và tái sử dụng hạn chế bởi lớp bề mặt gỗ tự nhiên chỉ có 5mm nên thường sẽ cải tạo chỉ được 2-3 lần.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Công ty TNHH Đầu Tư Thương Mại Và Dịch Vụ Bách Lộc

✔️
Trụ sở chính Hà Nội: Tầng 2, số 18, Ngụy Như Kon Tum, Quận Thanh Xuân, Tp. Hà Nội.
☎
 Hotline: 0977.186868
✔️
Chi nhánh Đà Nẵng: Số 331 Điện Biên Phủ, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng.
☎
 Hotline: 0905867911
✔️
Chi nhánh Sài Gòn: Số 168 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh.
☎
 Hotline: 0934637911
🌍
 Website:
📧
 Email: sangokronopolvn@gmail.com
💬
 Zalo: 0977.1868https://kronopolvietnam.com/68
📘
 Fanpage: Sàn Gỗ Kronopol

Sàn gỗ công nghiệp Kronopol

 

 

 

Danh Mục

icon
Chỉnh sửa danh mục Video
Chỉnh sửa bài viết