KRONOPOL

SÀN GỖ BA LAN

BẢO HÀNH CẢ NGẬP NƯỚC

Cách Phân Biệt Các Loại Ván Sàn

Những năm gần đây cụm từ “sàn gỗ”, “ván sàn” ngày càng trở lên phổ biến trong lĩnh vực xây dựng, cụ thể là lát sàn. Tuy vậy nhiều người vẫn chưa hiểu rõ 2 khái niệm này. Thực chất chúng nhiều loại, và sàn gỗ chỉ là một bộ phận của ván sàn. Hãy

icon

Những năm gần đây cụm từ “sàn gỗ”, “ván sàn” ngày càng trở lên phổ biến trong lĩnh vực xây dựng, cụ thể là lát sàn. Tuy vậy nhiều người vẫn chưa hiểu rõ 2 khái niệm này. Thực chất chúng nhiều loại, và sàn gỗ chỉ là một bộ phận của ván sàn. Hãy cùng tìm cách phân biệt các loại ván sàn trong bài viết sau đây.

Ván sàn là gì?

Một cách tổng quát, khái niệm ván sàn dùng để chỉ các tấm vật liệu (gỗ, tre, nhựa) được dùng để lát sàn, có kích thước xác định (thường là chiều dọc từ 1m đến 2m, chiều ngang từ 10cm đến 30cm tùy loại).

Ván sàn là gì?

Các loại ván sàn

Như đã mô tả ở trên, các loại ván sàn gồm 3 dòng chính: Ván sàn gỗ (được chia thành tự nhiên và công nghiệp), ván sàn tre và ván sàn nhựa. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu cấu tạo cũng như những ưu, nhược điểm, giá cả từng loại  để có thể biết được cách phân biệt các loại ván sàn trong các phần dưới đây.

Ván sàn gỗ tự nhiên

Thành phần cấu tạo

Được làm gần như 100% gỗ tự nhiên với nguồn gốc từ rừng nguyên sinh hoặc cây trồng theo quy hoạch khép kín, ván sàn gỗ tự nhiên có cấu tạo chung thường gồm 2 lớp.

Phía trên lớp phủ bề mặt giúp tăng độ bền, chống xước của sản phẩm, tiếp theo là lớp cốt gỗ (chính là các cây gỗ tự nhiên đã được xẻ theo các khuôn mẫu xác định).

Ưu điểm

– An toàn với sức khỏe: Đây là ưu điểm lớn nhất của loại sản phẩm này, bởi chúng được làm từ nguyên liệu của thiên nhiên, hoàn toàn thân thiện với môi trường.

– Thời gian sử dụng cao: Một công trình sử dụng ván sàn gỗ tự nhiên có thể kéo dài đến 20, 30 năm. Hơn nữa, màu sắc của dòng sản phẩm này không bị biến chất theo thời gian, chỉ cần sử dụng bảo quản cẩn thận thì sàn sẽ luôn như mới.

– Mùa đông ấm, mùa hạ mát: Mùa đông đi trên sàn gỗ sẽ có cảm sẽ không còn khó chịu bởi những tấm gạch lát lạnh lẽo, còn mùa hè lại rất thoáng mát sạch sẽ, có thể nằm trực tiếp trên sàn để ngủ.

– Đẳng cấp sang trọng: Không nói quá khi một công trình sử dụng sàn gỗ tự nhiên sẽ tạo nên vẻ sang trọng mà không vật liệu nào có thể sánh được.

Ván sàn gỗ tự nhiên

Nhược điểm

– Dễ bị mối mọt, cong vênh co ngót theo thời tiết.

– Nước là thiên địch của gỗ, nên dù loại gỗ tốt nhất cũng không thể chịu nước quá lâu. Nếu bị ngâm nhiều lần, sẽ dẫn đến các kết cấu bên trong bị phá hủy, gây trương nở, mục gỗ.

Giá ván sàn gỗ tự nhiên

Tùy từng loại gỗ mà giá cả lại dao động khác nhau. Xét về xuất xứ, sàn gỗ tự nhiên sản xuất từ Lào, Myanmar hay Việt Nam sẽ luôn có giá cao hơn sàn gỗ xuất xứ từ gỗ Nam Phi hoặc gỗ Nam Mỹ.

Vì ở các quốc gia Châu Á gỗ thường cứng hơn, chất lượng cao hơn như gỗ giáng hương, căm xe, chiu liu… Xét về mặt bằng chung loại vật liệu này tương đối đắt giá, dao động trong khoảng từ 1.000.000đ – 3.000.000đ/m2

Ván sàn gỗ công nghiệp

Thành phần cấu tạo

Ván gỗ công nghiệp được làm từ nguyên liệu là các cây gỗ trồng theo quy hoạch hoặc tự nhiên (chiếm 85%), còn lại là các chất phụ gia và chất kết dính. Chúng gồm 4 lớp, được ép dưới nhiệt độ và áp suất cực cao. Cấu tạo 4 lớp của ván gỗ công nghiệp cụ thể như sau:

– Lớp bề mặt (hay còn gọi là lớp film) trong suốt, có tác dụng chống xước, bảo vệ bề mặt sàn khỏi các tác động vật lý, hóa học. Ngoài ra còn giúp sàn dễ lau chùi vệ sinh hơn.

– Lớp trang trí, tạo vân gỗ, quyết định vẻ đẹp của sàn.

– Lớp cốt gỗ (hay còn gọi là lớp lõi) là phần quan trọng nhất quyết định chất lượng của sàn gỗ Trên thị trường hiện nay gồm 2 loại là MDF (Medium Density Fiberboard ván ép mật độ trung bình) và HDF (High Density Fiberboard – Ván ép mật độ cao). Hầu hết các loại ván gỗ công nghiệp hiện nay đều sử dụng HDF.

– Lớp lót sàn có tác dụng cân bằng, ổn định tấm ván. Ngoài ra còn ngăn hơi nước, độ ẩm từ nền thẩm thấu lên trên.

Ván sàn gỗ công nghiệp

Ưu điểm

– Vẻ đẹp tự nhiên, chân thực: Các dòng ván sàn gỗ công nghiệp ngày càng được nâng cao cả về chất lượng lẫn tính thẩm mỹ, một số loại vân gỗ thường được sử dụng là vân gỗ sồi, óc chó, hồ đào…

– Đường vân tinh tế sống động. Bề mặt 3D tạo cảm giác chân thực khi nhìn nghiêng, thậm chí có thể cảm nhận được bằng tay khi chạm vào.

– Thời gian thi công nhanh chóng: ván sàn gỗ công nghiệp có cấu trúc hèm khóa rất dễ dàng cho việc lắp đặt, nhiều loại có thể ghép các tấm gỗ chỉ bằng tay không.

– Việc thi công chủ yếu mất thời gian ở các khâu cắt gỗ, đóng phào, nẹp… Một công trình có diện tích 100m2 chỉ mất khoảng 1.5 ngày để hoàn công.

– Chính sự thuận tiện này nên các đơn vị bán sàn gỗ thường miễn phí luôn khâu vận chuyển, lắp đặt. Chỉ cần dọn dẹp, vệ sinh lại sàn là bạn có thể sử dụng được ngay.

– An toàn với sức khỏe: Đây là tiêu chí quan trọng bậc nhất của ván sàn gỗ công nghiệp, đặc biệt các dòng sản phẩm được nhập khẩu từ Châu Âu lại càng được kiểm soát chặt chẽ hơn với tiêu chuẩn E1 (nồng độ formaldehyde dưới 0.005%) đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, thân thiện với môi trường.

Xem thêm: Đâu Là Loại Sàn Gỗ Công Nghiệp Cao Cấp

Nhược điểm

Thành phần chính vẫn là gỗ, thế nên ván sàn gỗ công nghiệp cũng không thể chịu được nước tuyệt đối như các loại vật liệu khác như sàn gạch, sàn nhựa…

Hiện nay các loại sàn gỗ công nghiệp cao cấp đã có những đột phá trong công nghệ, khắc phục được phần nào độ chịu nước. Nói chung có thể chịu được ngập nước trong khoảng thời gian một với độ trương nở không đáng kể (dưới 5%).

Giá ván sàn gỗ công nghiệp

Giá thành dòng sản phẩm này dao động khá lớn, chủ yếu chia thành 3 phân khúc chính. Ván sàn cao cấp hầu hết xuất xứ từ Châu Âu, giá thành giao động trong khoảng từ 500.000đ/m2 đến 900.000đ/m2. T

iếp theo là phân khúc trung cấp với các sản phẩm xuất xứ từ Malaysia, Thái Lan với mức giá dao động trên dưới 300.000đ/m2. Cuối cùng là sàn gỗ giá rẻ, nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc được sản xuất ngay tại Việt Nam, giá thành chỉ từ 100.000đ/m2 đến 150.000đ/m2.

Ván sàn nhựa

Thành phần cấu tạo

Ván sàn nhựa thường được cấu tạo bởi 5 lớp sau:

– Lớp bề mặt: Tạo độ cứng và làm căng bề mặt, giúp sàn chống bám bẩn, tăng độ bền của sản phẩm.

– Lớp nhựa tổng hợp: Chống mài mòn, trơn trượt, nấm mốc, bảo vệ cho lớp tạo vân gỗ giúp sàn vẫn giữ được vẻ đẹp tự nhiên qua nhiều năm sử dụng.

– Lớp tạo vân gỗ: mô phỏng theo các đường vân, bề mặt của gỗ tự nhiên. Các loại sàn nhựa cao cấp có vẻ đẹp sống động, chân thực, màu sắc bắt mắt tinh tế.

– Lớp lõi: Thành phần chính của ván sàn nhựa, được làm từ các nguyên liệu khác nhau như nhựa PVC, nhựa tổng hợp, nhựa nguyên sinh… Chất lượng của sàn nhựa phụ thuộc chính vào lớp này.

– Lớp đế (còn được gọi là lớp cân bằng): Giúp gắn kết chặt với keo dán chuyên dụng với mặt nền.

Sàn nhựa được phân làm 3 dòng chính: Sàn nhựa dán keo (khi thi công phải quét một lớp keo ra sàn rồi dán), sàn nhựa tích hợp sẵn keo dán (giống như một tấm decal) và sàn nhựa có hèm khóa (tương tự sàn gỗ công nghiệp).

Sàn nhựa dán keo chỉ thi công được ở những công trình có sẵn mặt nền là gạch men, thời gian sử dụng dưới 10 năm. Sàn nhựa hèm khóa có thể thi công ở những mặt nền khác nhau, chỉ cần làm phẳng và phủ lớp xốp lót lên, thời gian sử dụng lên đến gần 20 năm.

Ván sàn nhựa

Ưu điểm

– Chống nước: giống như gạch men, sứ… Sàn nhựa có khả năng chống nước 100%.

– Chống mối mọt, nấm mốc (vì mối mọt không thể ăn được nhựa)

– Màu sắc đa dạng, phong phú

– Chống cháy lan hiệu quả: Nhựa có tính chất không dễ cháy, khó tan chảy kể cả trong điều kiện nhiệt độ cao. Vì thế, nếu chẳng may có sự cố cháy xảy ra thì bạn có thể yên tâm sàn nhựa của nơi ở, văn phòng…sẽ không cháy và bắt cháy lan sang các nơi khác.

Nhược điểm

– Tính thẩm mỹ: Xét về vẻ đẹp, ván sàn nhựa không thể so được với ván sàn gỗ, kể cả tự nhiên lẫn công nghiệp. Nếu nhìn kỹ hoặc cảm nhận bằng tay khi miết các tấm ván, chúng ta có thể dễ dàng phân biệt đẳng cấp của 2 loại ván sàn.

– Độ bền không cao: Các loại sàn nhựa dán keo dễ bị bong ra sau một khoảng thời gian sử dụng. Nói chung, tuổi thọ của sàn nhựa chỉ vào khoảng trên dưới 10 năm.

– Dễ bị cong vênh khi có vật nặng đè lên, ảnh hưởng đến kết cấu của cả sàn.

– Sàn nhựa mỏng hơn nhiều so với sàn gỗ, nên khi đi lại không tạo cảm giác đầm chân, êm ái. Ngoài ra, cũng không đem lại cảm giác thông thoáng, ấm áp như sàn gỗ được.

Giá ván sàn nhựa

Ngoài việc phụ thuộc vào vật liệu, giá ván sàn nhựa cũng dao động theo 3 dòng chính như sau: Với sàn nhựa dán keo, mức giá vào khoảng 100.000đ/m2 đến 150.000đ/m2. Sàn nhựa tích hợp sẵn keo dán vào khoảng 170.000đ/m2, cuối cùng là sàn nhựa hèm khóa có mức giá từ 200.000đ/m2 đến 300.000đ/m2

Ván sàn tre

Đặc tính chung của ván sàn tre

Tại Việt Nam, ván sàn tre đang khá được ưa chuộng do hình ảnh cây tre từ lâu đã ăn vào tiềm thức người Việt như một loại vật liệu thân thuộc và tin cậy.

Tre là loại vật liệu thân thiện với môi trường, dễ trồng, thời gian trưởng thành ngắn (từ 3 đến 5 năm). Nhờ đặc tính cứng và dẻo dai tự nhiên của tre mà ván sàn tre có độ cứng cao, độ bền lên đến 20, 30 năm.

Các loại ván sàn tre

Trên thị trường gồm 3 loại: Ván sàn tre ép ngang, ván sàn tre ép nghiêng và cuối cùng là ép nguyên khối.

– Tre ép ngang hay còn gọi ghép nằm là cách ghép đặt ba lớp tre đan xen với nhau theo chiều nằm ngang, ép lại thành tấm ván. Kiểu ép này sẽ thể hiện rõ các đốt tre, thường được dùng trong không gian rộng, sẽ tạo được cảm giác thông thoáng tự nhiên.

– Ván sàn tre ép nghiêng bằng cách đặt các nan tre theo phương thẳng đứng và ghép lại thành ván. Loại ép này chỉ để lại những đốt tre nhỏ chứng 3mm đến 5mm trên bề mặt, thường được sử dụng trong không gian có diện tích hẹp hoặc vừa, tạo được cảm giác nhã nhặn sang trọng.

– Ván sàn tre ép nguyên khối sử dụng công nghệ hiện đại, ép tre thành các khối lớn giống như gỗ. Ưu điểm của loại sàn này là có thể chịu lực cao, ngoài ra các nốt tre không bị lộ rõ, tạo các hoa văn lạ mắt. Sàn tre nguyên khối phù hợp với không gian kiến trúc hiện đại và mật độ đi lại cao.

Ván sàn tre

Lưu ý sử dụng

– Hạn chế lát ván sàn tre ở các khu vực có độ ẩm cao như nhà tắm, nhà bếp.

– Trước khi lát sàn cần phải làm phẳng bề mặt nền, đảm bảo khô ráo để chống mối mọt, ẩm mốc.

– Tránh để sàn tiếp xúc với nước thường xuyên, khi lau chùi hạn chế dùng các chất tẩy rửa mạnh. Tốt nhất chỉ nên dùng máy hút bụi, vải lau để vệ sinh.

– Trong trường hợp ván sàn tre có trầy xước nhẹ, có thể dùng các loại dầu hoặc sơn chuyên dụng cho sàn gỗ để khắc phục. Nếu bị trầy xước nhiều, có thể chà nhám và sơn lại dễ dàng.

Giá ván sàn tre

Giá ván sàn tre phụ thuộc vào các kiểu ép, cụ thể với sàn tre ép ngang giá dao động trong khoảng từ 450.000đ đến trên 600.000đ/m2. Với sàn tre ép nghiêng giá cao hơn một chút, vào khoảng 650.000đ/m2. Cuối cùng là sàn tre ép nguyên khối có giá thành khá đắt đỏ, lên đến gần 1.000.000đ/m2, gần với giá các loại sàn gỗ tự nhiên.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Công ty TNHH Đầu Tư Thương Mại Và Dịch Vụ Bách Lộc

✔️
Trụ sở chính Hà Nội: Tầng 2, số 18, Ngụy Như Kon Tum, Quận Thanh Xuân, Tp. Hà Nội.
☎
 Hotline: 0977.186868
✔️
Chi nhánh Đà Nẵng: Số 331 Điện Biên Phủ, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng.
☎
 Hotline: 0905867911
✔️
Chi nhánh Sài Gòn: Số 168 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh.
☎
 Hotline: 0934637911
📧
 Email: sangokronopolvn@gmail.com
💬
 Zalo: 0977.186868
📘
 Fanpage: Sàn Gỗ Kronopol

Sàn gỗ công nghiệp Kronopol

 

 

 

 

Danh Mục

icon
Chỉnh sửa danh mục Video
Chỉnh sửa bài viết