KRONOPOL

SÀN GỖ BA LAN

BẢO HÀNH CẢ NGẬP NƯỚC

Những Điều Quan Trọng Cần Biết Về Sàn Gỗ

Hiện nay, việc sử dụng sàn gỗ trong các công trình được áp dụng khá nhiều, nhưng việc bảo quản và sử dụng như thế nào thì không phải ai cũng biết. Bởi vậy, nếu đang hoặc sẽ sử dụng sàn gỗ, bạn nên tham khảo qua bài viết sau để nắm những điều quan
icon

Hiện nay, việc sử dụng sàn gỗ trong các công trình được áp dụng khá nhiều, nhưng việc bảo quản và sử dụng như thế nào thì không phải ai cũng biết. Bởi vậy, nếu đang hoặc sẽ sử dụng sàn gỗ, bạn nên tham khảo qua bài viết sau để nắm những điều quan trọng cần biết về sàn gỗ.

Khái niệm sàn gỗ

Khi mà chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, nhu cầu về nhà ở, đặc biệt sàn (là bộ phận chính của các công trình) cũng trở nên kén chọn hơn. Không còn hài lòng về các loại vật liệu truyền thống như gạch men, sứ…người ta đã tìm đến gỗ, mang những ưu điểm vượt trội như mùa đông ấm, mùa hè mát, chống trơn trượt. Việc thi công, lắp đặt cũng rất dễ dàng, thông thường chỉ mất từ 1 đến 2 ngày, đơn giản hơn lát gạch rất nhiều.

Khái niệm về sàn gỗ

sàn gỗ cũng có một số nhược điểm cần chú ý như khả năng chịu nước, mối mọt, giá thành thường khá cao. Tuy vậy, với vẻ đẹp sang trọng, có thể kết hợp với nhiều phong cách kiến trúc nội thất khác nhau, loại vật liệu này đang là sự lựa chọn hàng đầu của các kiến trúc sư, nhà thầu nội thất và được thị trường rất ưa chuộng

Sàn gỗ có thể phân thành hai dòng chính: Tự nhiên và công nghiệp.

Sàn gỗ tự nhiên

Được làm gần như 100% gỗ tự nhiên với nguồn gốc từ rừng nguyên sinh hoặc cây trồng theo quy hoạch khép kín, sản sàn gỗ tự nhiên có những ưu điểm vượt trội như là loại vật liệu thân thiện với môi trường, chịu nước tốt, độ bền cao. Bên cạnh đó dòng sản phẩm này cũng có một số nhược điểm như có thể bị cong vênh, co ngót khi thời tiết thay đổi.

Sàn gỗ công nghiệp

Với nguyên liệu gồm 85% bột gỗ tự nhiên, còn lại là keo dính và các chất phụ gia được ép lại với mật độ cao, sàn gỗ công nghiệp sở hữu những ưu điểm riêng như tính đồng nhất (các thanh gỗ có quy cách chuẩn về kích thước, bề mặt…), chống cong vênh, co ngót và nhất là giá thành thường rẻ hơn so với  sàn gỗ tự nhiên. Tuy nhiên, nồng độ Formandehit trong sàn gỗ công nghiệp luôn là điều khiến người tiêu dùng đắn đo khi lựa chọn.

Sàn gỗ và các thành phần cấu tạo

Cấu tạo của Sàn gỗ công nghiệp gồm 4 lớp và hèm khóa

Lớp phủ bề mặt: Tạo độ cứng cho bề mặt sàn, chống va đập, chống xước, chống lại sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, mối mọt đồng thời giúp sàn có thể dễ dàng lau chùi và bảo dưỡng.

Lớp phim (Decorative Film): Tạo nên màu sắc và vân gỗ.

Lớp cốt gỗ: Quyết định chất lượng của sàn. Các loại sàn gỗ công nghiệp cao cấp có lớp cốt gỗ bằng HDF (High Density fiberboard – Ván sàn mật độ cao) trên 900m3/kg. Lớp cốt gỗ gồm 80 -85% chất liệu là gỗ tự nhiên, còn lại là các phụ gia làm tăng độ cứng và kết dính cho gỗ.

– Lớp lót sàn: Có tác dụng ngăn chặn sự tiếp xúc của ván gỗ với môi trường, ổn định bề mặt dưới.

– Hèm khóa: Bộ phận liên kết các tấm gỗ với nhau.

Cấu tạo của Sàn gỗ công nghiệp

Cấu tạo của sàn gỗ tự nhiên tùy theo từng nhà sản xuất khác nhau

Không cố định theo một quy chuẩn, nhưng về mặt bằng chung sàn gỗ tự nhiên thường gồm 2 lớp và hèm khóa.

– Lớp phủ UV làm tăng độ bền, khả năng chịu lực va đập, chống xước, chống mài mòn của sàn.

– Lớp cốt gỗ: Với nguyên liệu 100% từ gỗ tự nhiên, được khai thác từ rừng nguyên sinh hoặc rừng trồng theo quy hoạch khép kín. Sau khi khai thác, các cây gỗ này được chuyển tới nhà máy, cắt xẻ theo các khuôn mẫu (kích thước, độ dày) xác định.

– Hèm khóa: Bất cứ loại sàn gỗ nào cũng phải có bởi chúng có vai trò liên kết các tấm gỗ thành một thể hoàn chỉnh. Các loại hèm khóa tốt có khả năng chống bụi bẩn, vi khuẩn, thậm chí hạn chế cả nước ngấm vào.

Sàn gỗ Engineer (hay sàn gỗ kỹ thuật)

Về bản chất, sàn gỗ Engineer có thể được xếp vào loại sàn gỗ tự nhiên, nhưng ở dạng ghép các mảnh (lớp) gỗ nhỏ với nhau, được cấu tạo gồm 2 lớp:

– Lớp bề mặt: Đây là lớp mặt gỗ tự nhiên, có độ dày khoảng 2 – 5mm, để nguyên thanh hoặc ghép với nhau theo dạng FJL (ghép so le) hay UNI (ghép theo chiều dọc). Bề mặt này được phủ sơn UV hoặc quét dầu tùy theo yêu cầu của khách hàng.

– Lớp đáy được tạo thành từ cốt Plywood (gồm 10 đến 15 tấm ván mỏng được ép lại) hoặc từ các lớp gỗ tự nhiên ghép ngang.

Sàn gỗ và các phân mức giá

Sàn gỗ tự nhiên có mức giá khá đắt đỏ

Với nguyên liệu từ gỗ tự nhiên nguyên tấm nên sàn gỗ tự nhiên thường có giá thành khá cao. Tuy nhiên, được mệnh danh là loại vật liệu lát sàn cao cấp, dòng sản phẩm này vẫn rất được ưa chuộng, phục vụ cho các khu biệt thự sang trọng, căn hộ cao cấp.

Sàn gỗ công nghiệp với 3 phân khúc: Giá rẻ, tầm trung và cao cấp

Trên thị trường hiện nay có hơn 100 trăm thương hiệu sàn gỗ khác nhau với chủng loại, mẫu mã, chất lượng, cũng như giá cả khác nhau. Trong đó chia ra thành 2 nhóm sản phẩm chính là sàn gỗ công nghiệp sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu. Các dòng sản phẩm sàn gỗ công nghiệp sản xuất trong nước thường có mức giá khá rẻ, tuy nhiên chất lượng chưa cao và chủ yếu do các đại lý đặt nhà máy trong nước sản xuất gia công theo thương hiệu cá nhân của mình.

Nhóm thứ 2 chiếm phần lớn thị phần là các sản phẩm nhập khẩu từ các nước như Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia với mức giá tầm trung.

Trong nhóm 2 đặc biệt được ưa chuộng là các thương hiệu sàn gỗ công nghiệp từ châu Âu (Đức, Áo, Thụy Sĩ, Ba Lan..) với những đặc tính như: mẫu mã đẹp, chịu nước tốt, chống cong vênh, chống mài mòn tốt, độ bền cao, và đặc biệt là an toàn cho sức khỏe và thân thiện với môi trường. Giá của dòng sàn gỗ này khá cao, thậm chí có những thương hiệu sánh ngang với sàn gỗ tự nhiên.

bảng giá sàn gỗ công nghiệp

Hướng dẫn lựa chọn sàn gỗ

Lựa chọn theo mức giá

Tùy vào điều kiện kinh tế mà bạn có thể chọn lựa sàn gỗ theo mức giá phù hợp. Xét về mặt bằng chung, sàn gỗ tự nhiên thường có mức giá khá cao, tuy nhiên những ưu điểm của dòng này rất rõ ràng: An toàn, thân thiện với môi trường, vân gỗ tự nhiên, chất gỗ tốt…

Dòng sàn gỗ công nghiệp Châu Âu cũng thuộc phân khúc cao cấp với đặc trưng cốt gỗ sạch, hàm lượng formandehit gần như bằng 0.. Các thương hiệu nổi tiếng như Kronopol (Ba Lan), Kaindl (CH Áo) còn có khả năng chống nước.

Tiếp theo là dòng sàn gỗ tầm trung, được nhập khẩu từ các nước Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc… Sàn gỗ Malaysia nổi tiếng với khả năng chống nước rất tốt, nhưng cốt gỗ chưa được chứng nhận là sản phẩm “sạch”.

Cuối cùng là các sản phẩm sàn gỗ công nghiệp được sản xuất trong nước. Chúng có mức giá khá rẻ, nhưng chất lượng cũng như tính thẩm mỹ thì chưa được đảm bảo.

Lựa chọn theo màu sắc

Một trong những yếu tố quyết định việc lựa chọn sàn gỗ đó là màu sắc và vân gỗ. Thông thường, việc này sẽ có kiến trúc sư tư vấn cho gia chủ, hoặc nhà thầu kiêm luôn toàn bộ. Tuy nhiên với những hộ gia đình có nhu cầu thay mới, hoặc lát lại sàn thì đây là một công đoạn khá “đau đầu”. Chúng ta có thể lựa chọn màu sàn gỗ dựa trên diện tích căn hộ hoặc theo mệnh cách của bản thân.

Tại các khu chung cư cao cấp, diện tích thoáng đãng nên chọn sàn có màu trầm, điều này sẽ làm tôn thêm nội thất và sự sang trọng của công trình. Ở những căn hộ nhỏ, nên chọn sàn màu sáng, tạo cảm giác thông thoáng, dễ nhìn.

Việc lựa chọn màu sắc sàn gỗ theo mệnh cách (phong thủy) cũng rất được quan tâm. Nhiều người quan niệm màu sắc phù hợp với mệnh cách sẽ giúp gia chủ làm ăn thuận lợi, gia đình êm ấm. ví dụ như người mệnh hỏa thì nên chọn các gam màu thuộc phạm vi của mộc, hỏa (đỏ, xanh lá cây..) bởi mộc sinh hỏa.. Người mệnh thổ có thể chọn các gam màu thuộc phạm vi của hỏa hoặc thổ (đỏ, cam, nâu…).

Màu sắc sàn gỗ công nghiệp

Lựa chọn theo chức năng phòng

Độ dày của sàn gỗ hiện có 3 loại: 8mm, 10mm và 12mm. Cùng một dòng sản phẩm nhưng độ dầy khác nhau, giá tiền cũng chênh nhau rất nhiều bởi nó quyết định lượng nguyên vật liệu đưa vào sản phẩm. Sàn gỗ 8mm cảm giác khá mỏng, tuy vậy hoàn toàn có thể sử dụng trong phòng ngủ vì đây là khu vực riêng tư, lượng người và thời gian sử dụng không nhiều.

Với phòng khách cũng như phòng bếp, là những nơi có mật độ đi lại cao, nên chọn sàn gỗ độ dầy 12mm, khi bước đi cảm giác rất đầm chân, chắc chắn. Hơn nữa, với độ dầy an toàn như vậy, bạn hoàn toàn không lo lắng về các vấn đề sàn bị hư hại, nứt gãy…

Cách lát sàn gỗ

Độ bền của sàn gỗ không chỉ phụ thuộc vào chất lượng và thời gian sử dụng mà còn phụ thuộc rất nhiều vào việc thi công lắp đặt. Với bài viết này, bạn có thể nắm được một quy trình “chuẩn”, không những làm tăng tính thẩm mỹ cho công trình mà còn giúp sàn thêm vững chắc, ổn định.

Lưu ý từ bước chuẩn bị

Mỗi loại sàn gỗ đều có một số quy chuẩn riêng khác nhau, nên đọc kỹ trước khi bắt đầu lát sàn. Điều kiện lý tưởng là vận chuyển hộp gỗ tới công trình 48h trước khi thi công. Điều này sẽ khiến các tấm gỗ thích ứng được với môi trường dễ dàng hơn. Cần thiết chuẩn bị đầy đủ vật dụng cần thiết trong quá trình lắp đặt sàn như búa cao su, cưa, thước đo, băng dính, vít…

Kiểm tra bề mặt kỹ trước khi lát sàn gỗ

Bước này đặc biệt quan trọng, sàn phải được phẳng tuyệt đối trước khi lát. Một số trường hợp lát xong sàn gỗ phát ra tiếng kêu, hoặc cong vênh, xô lệch chính là do bề mặt không được phẳng. Nên vệ sinh sàn để đảm bảo vệ sinh trong quá trình thi công

Trải lớp lót sàn

Lớp lót sàn có tác dụng làm êm bề mặt, đồng thời ngăn không cho vi khuẩn, xâm nhập vào sàn gỗ thông qua bề mặt cũ. Các tấm lót thường được trải liền nhau theo chiều dọc hoặc chiều ngang của căn phòng.

Lát sàn từ hàng đầu tiên

Sàn gỗ nên được lắp đặt song song với chiều ánh sáng đi vào từ cửa sổ hay cửa ra vào để tăng hiệu ứng của màu sắc và vân gỗ. Khe hở giãn nở cách chân tường hay vật chắn từ 7mm – 10 mm. Phần thừa của hàng đầu tiên được sử dụng để làm tấm đầu tiên  trong hàng thứ 2, phần thừa của hàng thứ hai lại được chuyển xuống làm tấm đầu tiên của hàng thứ 3…cứ tiếp tục cho tới hàng cuối cùng.

Hàng cuối cùng cũng cách chân tường chừng 7mm – 10mm như hàng đầu tiên, phần hở này dùng để lắp đặt phào chân tường hoặc nẹp kết thúc. Giữa các căn phòng dùng nẹp chữ T để kết nối, tăng tính thẩm mỹ của công trình.

Lắp đặt phào chân tường

Phào chân tường phổ biến hiện nay là phào gỗ MDF phủ vân gỗ (ngoài ra còn có một số loại phào khác như phào nhựa, phào gỗ tự nhiên nhưng ít phổ biến hơn), chúng có tác dụng cố định mép của ván sàn gỗ, ép sàn xuống sát mặt nền, đồng che hết khe hở giữa mép sàn gỗ và chân tường. Phào được cố định với chân tường bằng đinh chuyên dụng đóng phào.

Cách lát sàn gỗ công nghiệp

Vệ sinh lại sàn gỗ

Sau khi đã lắp xong phào, nẹp… Thợ thi công sẽ kiểm tra lại chất lượng của sàn,bơm keo silicon vào một số khe hở giáp với tường, khung cửa,  đồng thời di chuyển những vật dụng thừa (gỗ, phào nẹp…), quét sạch bụi bẩn, lau dọn sàn nhà trước khi bàn giao.

Bảo quản sàn gỗ

Tuổi thọ của sàn gỗ không chỉ phụ thuộc vào chất lượng, cách thức lắp đặt mà còn phụ thuộc rất lớn vào việc vệ sinh, bảo quản.

Những lưu ý khi sử dụng sàn gỗ

Thường xuyên vệ sinh sàn gỗ, điều này sẽ giúp sàn nhà bạn tránh được các mảng bám, cặn tích tụ.

Một số vật nặng như bàn, ghế, két sắt khi di chuyển nếu tiếp xúc với bề mặt sàn sẽ rất dễ làm trầy xước, thậm chí nứt vỡ. Cách đơn giản để khắc phục đó là sử dụng những tấm giẻ mềm, kê sẵn tại vị trí cần chuyển vật nặng đến. Sau khi đã ổn định, chúng ta hơi nghiêng vật nặng đi một chút để lấy tấm giẻ mềm ra.

Không dùng các chất tẩy rửa mạnh, vật cứng cọ sàn.

Khắc phục ngay nếu có sự cố nước tràn. Một số loại sàn gỗ cao cấp hiện nay như Kronopol, Kaindl có khả năng chịu nước khá cao, nhưng về nếu ngập trong khoảng thời gian dài, sàn gỗ sẽ gặp nhiều tổn hại như trương nở, nứt…

Quy trình vệ sinh sàn gỗ

Bước đầu tiên là dọn sạch bụi bẩn, những đồ vương vãi trên mặt sàn. Bạn có thể dùng máy hút bụi hoặc chổi mềm để quét, tránh dùng chổi cứng vì lâu dài sẽ gây tổn hại sàn gỗ.

Chọn dung dịch lau sàn: Trên thị trường có bán khá nhiều loại dung dịch lau sàn khác nhau, bện nên chọn những loại chỉ cần lau 1 hoặc 2 lần, tránh các chất có tính tẩy rửa mạnh. Lau sàn bằng nước ấm cũng là lựa chọn tốt. Chú ý khi lau cần vắt nước thật khô, tránh dây nước vương vãi ra sàn.

Để sàn khô tự nhiên bằng cách mở cửa sổ cho thông thoáng, hoặc bật quạt. Nếu cẩn thận, bạn cũng có thể dùng giẻ khô để lau lại.

Đối phó với các vết bẩn cứng đầu

Vết kẹo cao su, keo dính: Dùng đá viên để làm khô cứng các vết này, sau đó lấy dao nhựa nhẹ nhàng tách ra.

Vết dầu mỡ, sơn móng tay: Pha rượu với một chút nước, thấm vào giẻ khô rồi lau nhẹ, có thể thay thế bằng Axeton (bán ở các hiệu thuốc).

Vết máu bám bẩn, vết ố, chocolate… Bạn có thể dùng dung dịch Amoniac pha với nước để khắc phục.

Các vết bẩn làm sàn mất độ bóng: Chỉ cần pha dấm với nước theo tỷ lệ 50/50 để xóa vết bẩn và làm sàn bóng trở lại.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Công ty TNHH Đầu Tư Thương Mại Và Dịch Vụ Bách Lộc

✔️
Trụ sở chính Hà Nội: Tầng 2, số 18, Ngụy Như Kon Tum, Quận Thanh Xuân, Tp. Hà Nội.
☎
 Hotline: 0977.186868
✔️
Chi nhánh Đà Nẵng: Số 331 Điện Biên Phủ, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng.
☎
 Hotline: 0905867911
✔️
Chi nhánh Sài Gòn: Số 168 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh.
☎
 Hotline: 0934637911
📧
 Email: sangokronopolvn@gmail.com
💬
 Zalo: 0977.186868
📘
 Fanpage: Sàn Gỗ Kronopol

Bản quyền bài viết thuộc về: Sàn Gỗ Kronopol

 

 

Danh Mục

icon
Chỉnh sửa danh mục Video
Chỉnh sửa bài viết