Cấu Tạo Sàn Gỗ Công Nghiệp, Tự Nhiên, Sàn Gỗ Engineered
Dưới đây chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu về Cấu Tạo Sàn Gỗ Công Nghiệp, Tự Nhiên, Sàn Gỗ Engineered cũng như các đặc điểm của chúng.
Trong những năm gần đây sàn gỗ ngày càng được ưa chuộng nhờ những ưu điểm nổi bật mà nó mang lại mà gạch men hay các loại sàn nhựa, thảm trải sàn không có được.
Sàn gỗ có sự đa dạng về mẫu mã, màu sắc, giúp điều hòa không khí và nhiệt độ trong phòng, ấm hơn vào mùa đông và mát hơn vào mùa hè,an toàn cho sức khỏe người sử dụng và thân thiện với môi trường.
Xu hướng sử dụng sàn gỗ nói chung (sàn gỗ công nghiệp, sàn gỗ tự nhiên, sàn gỗ Engineered) đã trở nên phổ biến và hiện trở thành là vật liệu hoàn hảo thay thế cho các loại vật liệu lát sàn khác.
Sàn gỗ công nghiệp
Trong nhiều năm trở lại đây sàn gỗ công nghiệp hay còn gọi là sàn gỗ laminate đã trở thành vật liệu lát sàn phổ biến tại Việt Nam không chỉ cho các căn hộ nhà ở mà còn nhiều công trình khác như nhà hàng, khách sạn, văn phòng hay các tổ hợp thương mại…bởi những đặc tính ưu việt và mức giá hợp lí, trở thành vật liệu thay thế cho sàn gỗ tự nhiên đang ngày càng cạn kiệt.
Thành phần cấu tạo sàn gỗ công nghiệp
Sàn gỗ laminate cấu tạo gồm 4 lớp cơ bản: Lớp chống xước, Lớp giấy tạo vân gỗ, Lớp lõi bằng gỗ ép công nghiệp, Lớp cân bằng.
Lớp chống xước
Lớp chống xước được làm bằng vật liệu đặc biệt trong suốt Melamine resins tổng hợp (còn gọi là lớp laminate), lớp này này có tác dụng ổn định lớp bề mặt sàn gỗ, tạo nên sự vững chắc giúp sàn chống xước, chống va đập, chống phai màu và sự xâm nhập của các vi khuẩn, mối mọt cũng như chống lại các tác dụng của hoá chất lên bề mặt sàn.
Chất lượng của lớp chống xước được xác định bằng chỉ số AC, ký kiệu từ AC1 đến AC5, thông số AC càng cao thì khả năng chịu mài mòn càng tốt. Trên thị trường hiện nay sàn gỗ công nghiệp thường có độ chống xước AC4 và AC5, hoàn toàn phù hợp với cả khu vực nhà ở cũng như công cộng.
Lớp giấy tạo vân gỗ
Đây là lớp giấy vân trang trí tạo ra màu sắc cho sàn gỗ. Hiện nay, với công nghệ tiên tiến, hiện đại, con người có thể tạo ra những sản phẩm sàn gỗ công nghiệp cao cấp có vân gỗ và màu sắc không khác gì so với sàn gỗ tự nhiên.
Lớp giấy tạo vân gỗ được lớp bề chống xước mặt bảo vệ nên sàn gỗ có khả năng bền màu, luôn giữ được màu sắc và vân gỗ không thay đổi trong suốt quá trình sử dụng.
Lớp lõi bằng gỗ ép công nghiệp
Ván sợi bằng gỗ công nghiệp hay gỗ ép công nghiệp được tạo nên bởi 70-85% bột gỗ tự nhiên sau khi thu hoạch từ rừng về, nghiền nhỏ, sấy khô kết hợp với keo và các chất phụ gia làm tăng độ cứng và tính kết dính sau đó được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao.
Ván gỗ ép công nghiệp hiện nay được sử dụng rộng rãi trong ngành sản xuất đồ nội thất, bàn ghế, tủ bếp, sàn gỗ…
Trên thị trường hiện nay có 2 loại ván gỗ ép công nghiệp phổ biến là là MDF (Medium Density Fiberboard – ván ép mật độ gỗ trung bình) và HDF (High Density Fiberboard – Ván ép mật độ gỗ cao). Mật độ càng cao thì chất lượng của ván gỗ càng cao, và giá thành cũng cao hơn.
Các loại sàn gỗ công nghiệp laminate hiện nay phần lớn được làm tư cốt gỗ HDF mật độ cao như sàn gỗ laminate châu Âu: Kaindl, Kronopol, Quickstep… có độ cứng cao, khả năng chịu ẩm cao và chất lượng vượt trội hơn hẳn so với một số sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc hay sản xuất trong nước chỉ dùng cốt gỗ MDF có mật độ trung bình.
Lớp cân bằngGiấy cân bằng là lớp dưới cùng của ván sàn gỗ được làm từ vật liệu tổng hợp. Công dụng của lớp này chủ yếu là giúp ổn định bề mặt dưới của sàn gỗ, giúp sàn gỗ thích hợp với nền nhà và chống ẩm thấp, hơi nước bốc lên từ nền.
Lớp giấy cân bằng màu vàng hoặc vàng nâu thường có chất lượng cao hơn giấy cân bằng màu đỏ.
Đặc điểm của sàn gỗ công nghiệp
Ưu điểm
Sàn gỗ công nghiệp các ưu điểm vượt trội như:Màu sắc thiết kế đa dạng, phong phú từ các kiểu dáng cổ điển của sàn gỗ cho đến các thiết kế mới lại theo xu hướng hiện đại
Độ chống trầy xước, chống mài mòn cao
Không co ngót, cong vênh như sàn gỗ tự nhiên
Khả năng chịu ẩm, chịu nước cao do cốt gỗ HDF mật độ cao
Dễ dàng lắp đặt, vệ sinh trong quá trình sử dụng bởi hệ thống hèm khóa tiên tiến ghép các tấm gỗ lại với nhau rất đơn giản và chắc chắn; dễ dàng vệ sinh và bảo quản hàng ngày.
Bền màu theo thời gian.
Giá cả hợp lí: Sàn gỗ công nghiệp hiện nay có rất nhiều mức giá, phù hợp với tất cả đối tượng sử dụng. Sàn gỗ giá rẻ dao động từ 200.000-300.000đ/m2, sàn gỗ trung cấp khoảng 300.000-400.000, sàn gỗ cao cấp thường từ 500.000đ trở lên cho đến hơn 1 triệu đồng.
Nhược điểm
Tuy nhiên, các sàn gỗ công nghiệp giá rẻ thì sẽ có những nhược điểm là:Màu sắc dễ bị bay màu theo thời gian, xuống tông, cũ nhanh.
Khả năng chịu nước kém vì cốt gỗ mật độ không cao
Không đảm bảo an toàn cho sức khỏe vì có thể sử dụng nhiều hóa chất trong quá trình sản xuất mà không được chứng nhận bởi các tổ chức uy tín trong nước và quốc tế.
Độ bền thấp, chỉ sử dụng được một vài năm đã xuống cấp, hư hỏng.
Do đó, để hạn chế những nhược điểm này, khách hàng nên tìm hiểu thật kỹ sản phẩm trước khi quyết định lựa chọn.
Sàn gỗ tự nhiên
Thành phần cấu tạo sàn gỗ tự nhiên
Sàn gỗ tự nhiên được làm từ 100% gỗ tự nhiên khai thác từ các nguồn rừng trong nước hoặc nhập khẩu qua quá trình gia công, ngâm tẩm và sấy ở nhiệt độ thích hợp, loại bỏ nước tự do và nước thấm trong gỗ để thành tấm ván hoàn chỉnh sau đó cắt thành thanh nhỏ.
Lớp bề mặt được sơn phủ UV đa lớp hoặc sơn dầu nhằm bảo vệ và tăng độ cứng cho bề mặt. Gỗ dùng để làm sàn gỗ tự nhiên là những loại gỗ quý có bề mặt cứng, chịu lực tốt , chống ma sát , mài mòn cao như gỗ gõ, gỗ cẩm lai, đinh hương , giáng hương…
Đặc điểm của sàn gỗ tự nhiên
Đặc điểm nổi bật hàng đầu của sàn gỗ tự nhiên đó là sự sang trọng, vè đẹp tự nhiên của gỗ sẽ khiến cho ngôi nhà của bạn trở nên sang trọng và đẳng cấp hơn các loại sàn gỗ khác. Sàn gỗ tự nhiên có tuổi thọ cao, thời gian sử dụng lâu, khả năng chịu lực cao, một số loại gỗ còn có mùi hương dịu nhẹ giúp xua đuổi côn trùng, muỗi cho ngôi nhà.
Thân thiện với môi trường, không có độc tố: Sàn gỗ tự nhiên hoàn toàn không có độc tố gây hại cho con người cũng như đối với môi trường, thay vào đó sàn gỗ tự nhiên có khả năng tự điều hòa không khí.
Tuy nhiên, sàn gỗ tự nhiên cũng có những nhược điểm như
Dễ cong vênh, co ngót: tính đàn hồi thấp nên sàn gỗ tự nhiên dễ bị cong vênh, dãn nở khi độ ẩm môi trường cao, ngược lại khi trời nóng thì hay co ngót tạo các khe hở gây mất thẩm mỹ.
Bảo quản, vệ sinh phức tạp: Khi sử dụng sàn gỗ tự nhiên, bạn sẽ cần đánh bóng cho sàn mỗi 3 -4 năm một lần vì gỗ bị bay màu.
Giá thành cao: Sàn gỗ tự nhiên có giá thành cao nhất trong các loại sàn gỗ hiện nay. Giá dao động từ 1.500.000 vnđ/m2 đến 4.000.000 vnđ/m2, thậm chí có thể cao hơn, tùy thuộc vào giống gỗ, độ tuổi của gỗ…Thi công sàn gỗ tự nhiên rất phức tạp, mất nhiều thời gian và yêu cầu tay nghề thi công chuyên nghiệp
Sàn gỗ Engineered
Thành phần cấu tạo sàn gỗ Engineered
Sàn gỗ Engineered hay tên gọi khác là sàn gỗ kỹ thuật – Là loại sàn gỗ được tạo thành bằng cách ghép nhiều lớp gỗ tự nhiên mỏng lại với nhau, có thể từ 5 đến 9 lớp. Lớp đầu tiên thông thường là các lớp gỗ tự nhiên mỏng, dày từ 2-5mm, tiếp theo là các lớp gỗ mềm, lớp đáy chống ẩm.
Lớp bề mặt có thể làm từ nguyên thanh gỗ hoặc ghép UNI hoặc FJL. Tùy thuộc vào nhu cầu, sở thích của gia chủ, hay phong cách ngôi nhà mà bề mặt có thể sơn phủ PU hoặc lau dầu.
Do được thực hiện bằng gỗ tự nhiên, khá mỏng nên tránh được tình trạng gỗ co ngót, nứt nẻ, biến dạng của gỗ. Lớp bề mặt thường được làm từ gỗ sồi, gỗ tần bì, gỗ, gỗ tếch…nên khi nhìn bằng mắt thường rất khó phân biệt được đâu là sàn gỗ Solid và đâu là sàn gỗ kỹ thuật.
Lớp đáy của sàn gỗ Engineered được cấu tạo từ nhiều lớp gỗ mỏng được ép dưới áp suất cao tạo nên khối rắn chắc, thường được chế tạo từ các loại gỗ giá trị phổ thông như gỗ cao su, gỗ tràm bông vàng.
Đặc điểm của sàn gỗ Engineered
Độ bền cao, ít bị mối mọt, cong vênh, co ngót, nứt rạn lúc với tác động của thời tiết.
Chống trầy xước tốt nhờ lớp sơn UV đa lớp chống xước
Tính thẩm mỹ cao do bề mặt là gỗ tự nhiên, có thể tạo bề mặt theo kiểu cổ điển hay hiện đại, mang lại cho căn nhà bạn vẻ sang trọng, đẳng cấp của sàn gỗ tự nhiên.
Hàm lượng formaldehyde rất thấp đảm bảo an toàn cho sức khoẻ của người tiêu dùng. Thân thiện với môi trường do dùng hệ thống sơn UV Roller khép kín để hoàn thiện sản phẩm, hạn chế tối đa khả năng thoát ra ngoài của sơn làm tác động tới môi trường xung loanh quanh.
Không phai hay bạc màu dưới ánh sáng trực tiếp gay gắt của mặt trời.
Sau 1 thời gian sử dụng, có thể sơn mới lại bề mặt làm cho sàn gỗ Engineered giữ được nét đẹp như ban đầu.
So với giá sàn gỗ tự nhiên thì sàn gỗ kĩ thuật có giá rẻ hơn nhiều. Ví dụ cũng một quy cách sàn gỗ sồi Engineer có giá 750.000đ/m2 thì sàn gỗ sồi solid lại có giá 1.000.000đ/m2.
Bên cạnh đó, sàn gỗ Engineered cũng còn một số nhược điểm như:
Tuổi thọ ngắn. Tuổi thọ của sàn gỗ Engineered không dài như sàn gỗ công nghiệp. Nó có thể thích hợp để sử dụng từ vài năm đến 10 năm, nhưng với khoảng thời gian lâu hơn có thể bạn sẽ gặp một vài khó khăn với chúng.
Độ chịu lực kém hơn sàn gỗ tự nhiên solid, khả năng cải tạo và tái sử dụng hạn chế bởi lớp bề mặt gỗ tự nhiên chỉ có 5mm nên thường sẽ cải tạo chỉ được 2-3 lần.